Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên (HoSE: HT1) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.494 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nhờ giá vốn hàng bán giảm đáng kể, biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 4,4% lên gần 7%.
Xi măng Hà Tiên 1 lại báo lỗ quý I/2024 |
Quý kinh doanh vừa rồi, hầu hết chi phí của Vicem Hà Tiên đều giảm, điển hình như chi phí tài chính -52% hay bán hàng -13%. Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 20% lên hơn 66 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ các loại chi phí, thuế cũng như cộng thêm hơn 10 tỷ đồng nguồn thu nhập khác, Vicem Hà Tiên báo lỗ sau thuế 24,7 tỷ đồng, cải thiện 72% so với mức thiệt hại cùng kỳ.
Lý giải kết quả này, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết sản lượng tiêu thụ xi măng quý I giảm hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái và khiến doanh thu thuần thu hẹp gần 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc chi phí than giảm giúp giá thành đầu vào tiết kiệm được hơn 224 tỷ đồng, qua đó đẩy lợi nhuận gộp tăng gần 28 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc lãi suất vay và dư nợ vay hạ nhiệt cũng giúp chi phí tài chính của công ty, hầu hết là chi phí lãi vay, giảm 22 tỷ đồng.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 được tổ chức vào ngày 24/4 tới, Vicem Hà Tiên sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu và thu nhập khác đạt 7.031 tỷ đồng, gần như đi ngang so với kết quả thực hiện năm 2023, và lãi sau thuế hơn 23 tỷ đồng, tăng 29% so với mức đáy 10 năm thiết lập năm ngoái.
Như vậy, với kết quả kinh doanh của quý I, Vicem Hà Tiên mới hoàn thành được 21% chỉ tiêu doanh thu và thậm chí khiến tổng lợi nhuận sau thuế cần đạt được để hoàn thành chỉ tiêu tăng lên gần 50 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Xi măng Hà Tiên đạt 8.342 tỷ đồng, giảm 3% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, công ty có hơn 1.820 tỷ đồng tài sản ngắn hạn với hơn 400 tỷ đồng tiền mặt. Giá trị hàng tồn kho giảm 10% còn 766 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn ghi nhận hơn 6.500 tỷ đồng. Đáng chú ý, chiếm một phần không nhỏ là tài sản dài hạn dở dang liên quan đến các dự án đang xây dựng như dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên - nhà máy xi măng Bình Phước (200 tỷ đồng), dự án đường BOT Phú Hữu (538 tỷ đồng), dự án tại Kiên Lương (250 tỷ đồng).
Bên kia nguồn vốn, tổng nợ phải trả của Xi măng Hà Tiên hơn 3.530 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong đó, gần 1.600 tỷ đồng là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Năm nay, công ty dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ít nhất trong nửa đầu năm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng.
Thị trường bất động sản dự kiến vẫn phải đối mặt những thách thức. Với việc các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và bộ ngành có độ thấm tốt hơn, thị trường bất động sản có thể diễn biến theo chiều hướng tích cực nhưng mức độ hồi phục sẽ không đồng đều. Phân khúc công nghiệp và phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội dự báo tăng trưởng.
Trong khi đó, thị trường xi măng được dự báo sẽ tiếp tục mất cân đối do cung vẫn vượt cầu. Hoạt động xuất khẩu cũng sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức gây áp lực lớn đối với thị trường trong nước. Tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xi măng cũng ngày càng gia tăng.
Vicem Hà Tiên dự báo ngành xi măng nội địa có thể bằng năm 2023, kỳ vọng tăng nhẹ 0,5-0,6%. Dẫu vậy, nhu cầu xi măng tại thị trường Vicem Hà Tiên đang tham gia dự báo giảm 0,4%.
Dự báo quý II/2024 xi măng Vicem Hà Tiên có dấu hiệu phục hồi
Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị. Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Thủ Đức.
Năm 2000, Công ty thực hiện cổ phần hóa, đến năm 2007 trở thành doanh công ty cổ phần. Năm 2009, Công ty CP Hà Tiên 2 và Công ty CP Hà Tiên 1 sáp nhập với tên mới là Công ty CP xi măng Vicem Hà Tiên. Đây cũng là công ty xi măng lớn nhất miền Nam hiện nay.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm: Sản xuất kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các sản phẩm phục vụ xây dựng và công nghiệp; Kinh doanh xuất, nhập khẩu xi măng và nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác; Xây dựng và kinh doanh bất động sản; Dịch vụ bến cảng, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, đường bộ, đường sắt, đường sông.
Hiện tại doanh nghiệp đang sở hữu 2 nhà máy (gồm nhà máy xi măng Kiên Lương - tỉnh Kiên Giang và nhà máy xi măng Bình Phước - tỉnh Bình Phước) và 3 trạm nghiền xi măng (gồm trạm nghiền Phú Hữu - TP.HCM, Cam Ranh - tỉnh Khánh Hòa và Long An - tỉnh Long An) với tổng công suất hơn 4,6 triệu tấn clinker và 7,5 triệu tấn xi măng/năm. Đây cũng là nhà sản xuất xi măng lớn nhất miền Nam hiện nay.
Tuy nhiên trong bối cảnh ngành xây dựng, bất động sản chưa phục hồi rõ rệt khiến nhu cầu yếu, giá điện, than và các nguyên nhiên liệu đầu vào leo thang, cộng với thêm nguồn cung dư thừa, Xi măng Hà Tiên nói riêng và những công ty trong ngành đều đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 100 năm qua.
SSI Research từng dự báo quý I/2024 mức tiêu thụ xi măng trong nước sẽ ở mức thấp do các yếu tố mùa vụ (nghỉ Tết Nguyên đán) và nhu cầu vẫn ở mức yếu. Tuy nhiên, từ quý II/2024, các nhà phân tích kỳ vọng sản lượng xi măng bán ra sẽ cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động xây dựng có dấu hiệu phục hồi.
3 tháng đầu năm, ‘ông lớn’ xi măng Quảng Trị lãi vỏn vẹn gần 99 triệu đồng Doanh nghiệp xi măng với 326 nhân viên tại Quảng Trị vừa công bố lãi ròng xấp xỉ 99 triệu đồng trong quý I/2024. |
Kinh doanh dưới giá vốn, Xi măng Vicem Hải Vân tiếp tục lỗ nặng 3 tháng đầu năm, doanh thu Công ty CP Xi măng Vicem Hải Vân giảm hơn 1 nửa so với cùng kỳ (HOSE: HVX), khiến ... |
Ga hàng hoá lớn nhất miền Nam sắp được 'nâng cấp' thành ga liên vận quốc tế lớn nhất cả nước Đây là ga hàng hóa được đặt tại vị trí "đắc địa" của tỉnh sắp có 5 thành phố trực thuộc tỉnh. |
Link nội dung: https://tiepthiplus.net/xi-mang-vicem-ha-tien-lai-lo-a105491.html