Masan Consumer chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, được tự do chuyển nhượng

Ngày 2/10, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã chứng khoán: MCH) công bố thông tin xin ý kiến cổ đông thông qua phương án chào bán thêm cổ phần ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, Masan Consumer dự kiến phát hành hơn 326 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 45,1% (1.000:451, cụ thể 01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền mua và cứ 1.000 quyền mua sẽ được mua 451 cổ phiếu phát hành thêm). Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến hơn 3.268 tỷ đồng sẽ giúp Masan Consumer tăng vốn điều lệ và điều chỉnh giá giao dịch. Đối tượng chào bán của đợt phát hành là cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách cổ đông của Masan Consumer tại ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phiếu chào bán thêm được lập bởi Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. Đợt phát hành này dự kiến được triển khai trong năm 2024 hoặc 2025. Thời điểm cụ thể do HĐQT quyết định sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Liên tục chia cổ tức cao

Masan Consumer dự kiến phát hành hơn 326 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 45,1% (1.000:451, cụ thể 01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền mua và cứ 1.000 quyền mua sẽ được mua 451 cổ phiếu phát hành thêm).
Masan Consumer dự kiến phát hành hơn 326 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 45,1% (1.000:451, cụ thể 01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền mua và cứ 1.000 quyền mua sẽ được mua 451 cổ phiếu phát hành thêm).

Vào ngày 26/9 vừa qua, Masan Consumer đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2023 (bổ sung) bằng tiền, tỷ lệ thực hiện 168%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 16.800 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/9, thời gian thực hiện vào 4/10/2024.

Ngoài ra, trong giai đoạn tháng 7/2023 và tháng 7/2024 Masan Consumer đã trả hơn 7.100 tỷ đồng thanh toán 2 đợt cổ tức năm 2023 bằng tiền, tổng tỷ lệ 100%. Như vậy chỉ trong vòng hơn 1 năm (Tháng 7/2023 đến 9/2024), Masan Consumer đã chia cổ tức tiền mặt với tổng tỷ lệ là 268%.

Về cổ tức năm 2024, mới đây, Masan Consumer cũng công bố thông tin xin ý kiến cổ đông thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2024 từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty, với mức tạm ứng cổ tức tối đa là 100% (tức 1 cổ phiếu được nhận mức tạm ứng cổ tức năm 2024 tối đa là 10.000 đồng). Việc liên tục chia cổ tức tiền mặt thể hiện sự tăng trưởng, khả năng sinh lời bền vững của doanh nghiệp, đồng thời cũng là trợ lực tài chính cho cổ đông tham gia đợt phát hành cổ phiếu sắp tới của doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận vượt trội so với các công ty FMCG trong khu vực

Theo báo cáo mới nhất, Masan Consumer tiếp tục nối dài đà tăng trưởng kỷ lục năm 2023 với kết quả kinh doanh ghi nhận tích cực trong quý thứ hai của năm nay. Doanh thu của Masan Consumer ghi nhận mức tăng trưởng 14% và tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46,3%. Bên cạnh đó, chiến lược Go Global của doanh nghiệp này cũng đạt những con số tích cực với doanh thu xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng, đạt mức tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo mới nhất của doanh nghiệp, Masan Consumer tiếp tục nối dài đà tăng trưởng kỷ lục năm 2023 với kết quả kinh doanh ghi nhận tích cực trong quý II/2024.
Theo báo cáo mới nhất của doanh nghiệp, Masan Consumer tiếp tục nối dài đà tăng trưởng kỷ lục năm 2023 với kết quả kinh doanh ghi nhận tích cực trong quý II/2024.

Kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2x tốc độ thị trường chung. Theo một báo cáo mới đây của HSBC, Masan Consumer có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.

Năm 2023, công ty thiết lập mức lợi nhuận kỷ lục mới khi ghi nhận mức lãi sau thuế 7.195 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2022. EPS năm 2023 đạt 9.888 đồng/cp, tăng mạnh so với EPS năm 2022 là 7.612 đồng/cp.

Theo Kantar Worldpanel: 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan. Tính đến cuối năm 2023, Masan Consumer sở hữu 5 thương hiệu với doanh thu hàng năm từ 150-250 triệu USD, gồm các thương hiệu mạnh và đáng tin cậy trong lĩnh vực hàng tiêu dùng (“FMCG”) như: CHIN-SU; Omachi; Kokomi; Nam Ngư; Wake-up 247.

Trong thời gian tới, Masan Consumer dự kiến phối hợp chặt chẽ với WinCommerce (đơn vị cũng thuộc Tập đoàn Masan - sở hữu chuỗi siêu thị WinMart/ WinMart+) và chương trình Hội Viên WIN để phát triển sản phẩm mới dựa trên nền tảng phân tích và thấu hiểu hành vi khách hàng của những đơn vị này. Đây là một lợi thế cạnh tranh nổi bật của Masan Consumer khi nằm trong nền tảng bán lẻ - tiêu dùng của Tập Đoàn Masan.

Năm 2024, Masan Consumer dự kiến doanh thu thuần đạt từ 32.500 tỷ đồng đến 36.000 tỷ đồng. Bên cạnh các sản phẩm, ngành kinh doanh chủ chốt, công ty còn đang phát triển các năng lực và quy trình đổi mới nhằm hoàn thiện danh mục FMCG trong tương lai. Mục tiêu chiến lược của Masan Consumer là sở hữu 6 thương hiệu tỷ đô, thực hiện chiến lược “Go Global” với mục tiêu đạt 10 – 20% doanh thu từ thị trường toàn cầu, đưa thương hiệu Việt ra thế giới và trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ mô hình FMCG mới.

Link nội dung: https://tiepthiplus.net/masan-consumer-chao-ban-10000-dongco-phieu-duoc-tu-do-chuyen-nhuong-a124946.html