Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ thứ 7, chỉ học 5 ngày/tuần
Hiện nay, trên cả nước, hầu hết các trường tiểu học do học 2 buổi/ngày nên được nghỉ trọn vẹn 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Tuy nhiên, học sinh ở khối THCS, THPT thì phần lớn vẫn chỉ học 1 buổi/ngày và phải tổ chức dạy học chính khóa cả ngày thứ Bảy do không đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Theo VTV, vào cuối tháng 9, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành công văn về việc triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật đối với các trường học theo quy định của Bộ GD&ĐT về chế độ tuần làm việc 40 giờ và đề xuất của ngành GD&ĐT địa phương.
UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT, UBND các huyện, TP chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai dạy và học 5 ngày/tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật đối với các cấp học.
Việc triển khai dạy và học 5 ngày/tuần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của bộ GD&ĐT, hoàn thành nội dung, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo kế hoạch thời gian năm học.
Kết thúc năm học 2024 - 2025, Sở GD&ĐT Lai Châu tổ chức đánh giá tình hình, kết quả việc thực hiện dạy và học 5 ngày/tuần trên địa bàn và báo cáo UBND tỉnh.
Tương tự, năm học 2024-2025, Tp.Hà Tĩnh tổ chức thí điểm cho học sinh bậc THCS nghỉ thứ Bảy.
Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng đã có văn bản về việc cho ý kiến dạy học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ Bảy cho học sinh bậc THCS của Tp.Hà Tĩnh.
Lào Cai là địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm chương trình dạy học 5 ngày/tuần trên cả nước. Chương trình bắt đầu từ năm học 2019-2020. Sau 5 năm thực hiện thí điểm chương trình dạy học 5 ngày/tuần, tỉnh Lào Cai đã ghi nhận được nhiều kết quả tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
Trước mắt, tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện dạy 5 ngày/tuần, nghỉ thứ Bảy đối với cấp tiểu học và THCS; chưa thể thực hiện ở bậc THPT do điều kiện cấp học này chưa đáp ứng.
Trong khi đó, tại Nghệ An, một số trường THCS ở Tp.Vinh và một số huyện miền núi đã "nói không" với việc học chính khóa vào ngày thứ Bảy.
Tại Tp.HCM, việc học ngày thứ Bảy tuỳ thuộc vào trường tổ chức 2 buổi/ngày hay 1 buổi/ ngày. Thường những trường dạy 2 buổi/ngày sẽ học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ Bảy. Những trường dạy học 1 buổi/ngày sẽ học từ thứ Hai đến thứ Bảy.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Giá thuốc không quản lý thì như "thả gà ra đuổi"
Sáng 22/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến của các ĐBQH cho ý kiến đến chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp dược, quản lý giá thuốc…
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, thuốc là một mặt hàng rất đặc biệt và có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe của người dân.
Giải quyết triệt để vấn đề thiếu thuốc đang là bài toán chung của nhiều quốc gia, nhất là sau đại dịch Covid-19, không chỉ ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng cần đảm bảo nhiều yếu tố tổng thể…
Về vấn đề giá thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: "Chúng ta cũng đã nghe thấy có bài báo nói tại sao giá thuốc tăng vô tội vạ? chúng ta quản lý như vậy từ năm 2016 mà họ còn tăng, nếu không quản lý, lúc đó "thả gà ra đuổi" cũng không thể nào quản lý được".
Tham khảo thêm