Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung vừa có báo cáo số gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Theo báo cáo, việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật cần tập trung vào các vấn đề lớn, là những vấn đề đã được tổng kết thực tiễn, có cơ sở đề xuất rõ ràng, đánh giá tác động đầy đủ, đảm bảo tính khả thi về nguồn lực, đó là Quỹ Bảo hiểm xã hội, ngân sách Nhà nước.
Đồng thời, thuận lợi trong hướng dẫn và triển khai thực hiện, thì mới đề xuất quy định trong dự thảo Luật.
Theo đó, Chính phủ thống nhất về nguyên tắc việc quy định mức tham chiếu dùng để tính mức đóng, mức hưởng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 8 của dự Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Cụ thể như sau, khi bãi bỏ mức lương cơ sở, Chính phủ điều chỉnh mức tham chiếu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Chính phủ cũng thống nhất về nguyên tắc việc quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần, được thể hiện tại Điều 78 dự thảo Luật.
Cụ thể, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này, thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
Chính phủ sẽ quy định cụ thể mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trong một số trường hợp đặc biệt.
Vi phạm quy định chứng khoán, Mitraco (MTA) bị phạt 190 triệu đồng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 664 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng ... |
Game tăng vốn hết hot, vì đâu Chứng khoán Thành Công (TCI) rời cuộc đua? Một trong những nội dung đáng chú ý được trình bày tại ĐHĐCĐ của Chứng khoán Thành Công là quyết định chấm dứt phương án ... |
Hiểu thế nào về mô hình đầu tư bất động sản chia nhỏ của Chứng khoán VPS? Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã làm việc với Chứng khoán VPS và yêu cầu Công ty ngừng hoạt động ... |