Người chiến thắng cuộc đua này sẽ sở hữu kho báu vô cùng giá trị chính là các nguồn tài nguyên từ khoáng chất 'đất hiếm' được sử dụng trong điện tử đến Helium-3, một nguồn năng lượng tiềm năng có thể cung cấp năng lượng cho một cuộc cách mạng tổng hợp hạt nhân, cung cấp năng lượng sạch vô tận.
Morgan Stanley trước đây đã gợi ý rằng ngành công nghiệp vũ trụ toàn cầu có thể trị giá 1 nghìn tỷ USD hàng năm vào năm 2040 - và có thể đưa Elon Musk (ông chủ của công ty Space X) trở thành tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới.
Cuộc đua 'khai thác mặt trăng ' bắt đầu nóng
NASA đang lên kế hoạch đưa người phụ nữ đầu tiên lên sao Hỏa vào giữa thập kỷ này. Ngoài ra, NASA, Nga và Trung Quốc cũng đều đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ trên mặt trăng trong thời gian tới.
Nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman của Mỹ lên kế hoạch xây dựng một tuyến đường ray trên mặt trăng để vận chuyển hàng hóa giữa các căn cứ, với cực nam của mặt trăng được cho là nơi chứa nước dự trữ (có thể biến thành nhiên liệu cho tàu vũ trụ khai thác các tiểu hành tinh hoặc hạ cánh trên sao Hỏa).
NASA đã nói về một "cơn sốt vàng mặt trăng", trong đó Nga nói rằng họ sẽ triển khai các sứ mệnh mặt trăng tiếp theo và sau đó khám phá khả năng thực hiện một sứ mệnh chung của phi hành đoàn Nga-Trung và thậm chí là một căn cứ trên mặt trăng.
Theo nghiên cứu của Boeing, kim loại đất hiếm – được sử dụng trong điện thoại thông minh, máy tính và các công nghệ tiên tiến – đều có sẵn trên mặt trăng.
Helium-3 là một dạng khí helium rất hiếm trên trái đất, nhưng NASA cho biết ước tính có khoảng một triệu tấn khí helium trên mặt trăng.
Helium 3 có thể cung cấp năng lượng hạt nhân trong lò phản ứng nhiệt hạch nhưng vì nó không có tính phóng xạ nên sẽ không tạo ra chất thải nguy hiểm (mặc dù cho đến nay phản ứng tổng hợp hạt nhân vẫn chưa khả thi về mặt tài chính mặc dù đã có những bước đột phá gần đây).
Hầu hết các kế hoạch 'khai thác mặt trăng' đều liên quan đến robot thực hiện phần lớn công việc, được con người giám sát trên các căn cứ trên mặt trăng hoặc trên các trạm vũ trụ quay quanh.
Nhưng luật về ai 'sở hữu' mặt trăng hoặc tài nguyên của nó vẫn chưa rõ ràng. Hiện đã có hơn 80 quốc gia đã có mặt trong không gian. Nước sẽ là tài nguyên quan trọng trên mặt trăng.
Hiệp ước Ngoài Không gian năm 1966 của Liên Hợp Quốc nói rằng, không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với mặt trăng, mặc dù các luật sư nói rằng không rõ liệu một thực thể tư nhân có thể tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực hay không.
Năm 2020, Mỹ công bố Hiệp định Artemis nhằm thiết lập 'vùng an toàn' trên mặt trăng - nhưng Nga và Trung Quốc vẫn chưa tham gia.
Cực nam của mặt trăng đang là mục tiêu của Trung Quốc cũng như NASA, nơi đã xác định được 13 địa điểm có thể hạ cánh gần cực nam của mặt trăng cho tàu Artemis III sẽ đưa con người trở lại mặt trăng.
Chỉ có 12 người từng đặt chân lên mặt trăng - tất cả đều là đàn ông và chưa có ai đặt chân lên mặt trăng kể từ Gene Cernan và Jack Schmitt vào tháng 12 năm 1972.