Theo dữ liệu từ Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 3/2024, trên địa bàn thành phố có tổng cộng 20.039 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên. Trong danh sách này, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) tiếp tục nằm trong số các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, với việc chậm đóng trong 10 tháng, tương đương với hơn 38 tỷ đồng. So với số liệu tính đến hết tháng 1/2024, số nợ của Xây dựng Hòa Bình đã giảm khoảng 400 triệu đồng.
Xây dựng Hòa Bình đang nợ hơn 38 tỷ đồng BHXH. |
Trước đó, theo danh sách đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên (số liệu tính đến hết ngày 31/12/2023), Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) dẫn đầu trong tổng số 15.289 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm trên địa bàn TP.HCM với 9 tháng nợ bảo hiểm, tương ứng số tiền nợ là 39,34 tỷ đồng.
Xây dựng Hòa Bình không chỉ tỏ ra "khó khăn" trong việc nợ bảo hiểm của người lao động mà còn liên tiếp thua lỗ trong năm thứ hai. Trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận lỗ ròng 1.111 tỷ đồng, tăng thêm 333 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Nguyên nhân chính là doanh thu thuần và giá vốn có sự điều chỉnh ngược chiều, dẫn đến lãi gộp giảm 13% so với báo cáo tự lập. Chi phí quản lý cũng tăng mạnh lên 57%, đạt 758 tỷ đồng, trong đó phần lớn là chi phí dự phòng. Đến cuối năm 2023, Xây dựng Hòa Bình đã tích lũy số lỗ lên đến 3.240 tỷ đồng. Điều này làm vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2023 giảm xuống còn 93,4 tỷ đồng, giảm đến 92% so với năm 2022.
Đơn vị kiểm toán cũng đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2023 của Xây dựng Hòa Bình liên quan đến việc thu hồi tạm ứng, thu hồi nợ; đồng thời nhấn mạnh về khoản lỗ lũy kế hơn 3.240 tỷ đồng và một số khoản nợ quá hạn thanh toán, dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
“Sự chênh lệch rất lớn giữa vốn chủ sở hữu của Hòa Bình so với báo cáo tài chính kiểm toán là do đơn vị kiểm toán áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam theo quan điểm rất thận trọng. Từ đó, vốn chủ sở hữu trong báo cáo quản trị do Công ty tự lập cao hơn 60 lần so với vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính kiểm toán. Báo cáo quản trị của Hoà Bình là báo cáo do Khối Tài chính kế toán của Tập đoàn lập dựa vào đặc thù của hoạt động xây dựng và những thông tin số liệu sát với thực tế của thị trường và của Tập đoàn. Trong báo cáo quản trị này này, chúng tôi chỉ xác định những số liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu của Tập đoàn chưa phù hợp với thực tế khi áp dụng chế độ kế toán của Việt Nam chứ không thay đổi bất cứ một số liệu nào khác”, thông cáo báo chí của Hoà Bình nêu.
Về nguyên nhân cụ thể,
SSI nhận định trung lập với ngành xây dựng năm 2024, tuy nhiên vẫn đưa 3 cổ phiếu vào danh sách theo dõi với triển ...
Vốn chủ sở hữu trong báo cáo quản trị cao hơn 60 lần so với BCTC kiểm toán, Xây dựng Hoà Bình (HBC) nói gì? Theo Xây dựng Hoà Bình, sự chênh lệch rất lớn giữa vốn chủ sở hữu ghi nhận trong báo cáo quản trị của Tập đoàn ... |